Đánh giá Luật_Phòng,_chống_bạo_lực_trong_gia_đình_(Việt_Nam)

Nhiều ý kiến đánh giá rằng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã thực sự Chặn tay vũ phu, nghiêm trị "hoạn thư"[7] Vì luật này đời với mục tiêu chặn đứng nạn bạo lực gia đình ngày càng gia tăng, những điều luật của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã sâu sát đến từng khía cạnh, của bạo lực gia đình. Các hành vi bạo lực gia đình đã được điểm mặt, gọi tên khá đầy đủ như: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi, gây áp lực về tâm lý, cưỡng ép quan hệ tình dục... Luật cũng không bỏ sót bất kỳ hành vi bạo lực nào dù rằng xuất phát từ những gia đình của vợ chồng đã ly hôn, hoặc của nam nữ không đăng ký kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng.[7] Nạn nhân của nạn bạo lực gia đình sẽ được bảo vệ ở mức cao nhất, thông qua các biện pháp tư vấn, chăm sóc tại cơ sở khám chữa bệnh, áp dụng các biện pháp cách ly với người bạo hành tại nhà, hay cơ sở tạm lánh... và có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo những hành vi bạo lực tới cơ quan có thẩm quyền.[7]

Một số khác đánh giá đây là một đạo luật quan trọng và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện rõ chủ trương của ĐảngNhà nước trong vấn đề phòng, chống bạo hành và là cơ sở pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, nhất là người già, phụ nữ, trẻ em, vì họ rất dễ trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình

Nhiều địa phương đã đẩy mạnh thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình bằng các hình thức sinh động như Dự án Ngôi nhà Bình yên hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình [8] Đưa luật phòng chống bạo lực gia đình vào trường học thông qua tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật[9] hay mô hình phòng chống Bạo lực gia đình tại cộng đồng bằng tuyên truyền và thành lập câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình.[10]

Tuy vậy cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc đưa văn bản trên vào thực tế gặp rất nhiều khó khăn do phong tục, tập quán, các nạn nhân thường che giấu, họ xem đây là vấn đề tế nhị và muốn giữ sĩ diện cho chồng, chị em cố tạo vẻ bên ngoài hạnh phúc cho con cái vui vẻ, hàng xóm không chê cười, chỉ có một vài trường hợp bạo lực thể xác quá nặng mới bị phát hiện, nhưng cũng chưa được các địa phương xử lý nghiêm vì mối quan hệ quen biết, cả nể.

Và theo báo cáo cho biết, cho đến năm 2010, ở Việt Nam, cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9%. Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt NamLiên Hợp Quốc công bố ngày 25/11/2010, có hơn một nửa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình.[11]

Có nhận định cho hay, sau 3 năm thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình, các cấp, ngành chưa thực sự vào cuộc, thực trạng bạo lực vẫn không có chiều hướng giảm, đối tượng vi phạm cùng với nạn nhân gia tăng ở khắp các vùng miền trong cả nước.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Luật_Phòng,_chống_bạo_lực_trong_gia_đình_(Việt_Nam) http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.p... http://www.baohoabinh.com.vn/217/49206/Tan_Lac__Nh... http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=19145 http://danviet.vn/18704p24c44/kon-tum-dua-luat-pho... http://giadinh.net.vn/18091p0c1005/luat-phong-chon... http://giadinh.net.vn/20101201095846586p0c1001/ty-... http://www.phapluatvn.vn/chinhtrixahoi/doisongxh/2... http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/171775/Du-luat-... http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/28420... http://vietnamnet.vn/chinhtri/2006/09/617202/